PHÒNG GD-ĐT TP TDM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MN MĂNG NON Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 45 /KHCL-MN Phú cường, ngày 02 tháng 8 năm 2020
KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC
PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2020 - 2025
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
Căn cứ kế hoạch số 3214/KH-UBND ngày 3 /7/2019 của UBND tỉnh Bình Dương Về kế hoạch triển khai thực hiện đề án “ phát triển GDMN giai đoạn 2019-2025”
Căn cứ kế hoạch số 127/KH-UBND ngày 10 /9/2019 của UBND TPTDM về kế hoạch triển khai thực hiện đề án “ phát triển GDMN giai đoạn 2019-2025”
Căn cứ kế hoạch số 1128/KH-PGDĐT ngày 20 /8/2019 của PGDTPTDM và kế hoạch triển khai thực hiện đề án “ phát triển GDMN giai đoạn 2018-2025”
Căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị ;
Trường MN măng Non xây dựng chiến lược phát triển GDMN tại đơn vị giai đoạn 2020 -2025 tầm nhìn 2030 như sau:
- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN:
Trường Mầm non Măng Non tiền thân là trường “Mẫu giáo Thị xã” được thành lập từ năm 1976. Đến tháng 08/1990 được chuyển thành Trường Mẫu Giáo Bán công Măng Non. Từ tháng 03/2008 được chuyển đổi từ loại hình bán công sang công lập thành Trường Mẫu giáo Măng Non. Ngày 01/6/2020 trường chuyển đổi loại hình từ mẫu giáo sang mầm non thành trường Mầm non Măng Non.
Năm 2005 trường được xây dựng mới 1 trệt 2 lầu theo mô hình chuẩn và đưa vào sử dụng vào tháng 8 năm 2007 với tổng diện tích là xung quanh là 2.541,12m2, trong đó sân chơi 688m2 ; Khuôn viên trường được thiết kế gọn – hài hòa, có sân chơi được lót gạch hút nước có cây xanh, các loại hoa kiểng , nhiều đồ chơi ngoài trời, quang cảnh môi trường luôn xanh – sạch thông thoáng và an toàn, hình ảnh trang trí phù hợp với lứa tuổi trẻ mẫu giáo; Các công trình của trường được xây dựng kiên cố, quanh trường có tường rào bao quanh bằng gạch chắc chắn ngăn cách với bên ngoài. Các phòng sinh hoạt và học tập của đều đảm bảo tổng diện tích 132m2, nền các phòng đều lát gạch men, các lớp đảm bảo đủ các điều kiện tổ chức các hoạt động giáo dục và các hoạt động khác cho trẻ. Mỗi phòng học có khu vệ sinh được xây dựng khép kín có phân chia trai, gái riêng. Sàn nhà vệ sinh luôn trải thảm gai, đảm bảo khô ráo sạch sẽ không có mùi hôi, trường có trang bị máy nước nóng để sử dụng trong công tác vệ sinh cho trẻ. Lớp có hiên chơi rộng rãi thoáng mát. Trong lớp có đủ ánh sáng tự nhiên và thoáng, nền lát gạch màu sáng, trang bị đủ bàn ghế đúng qui cách dành cho cô và trẻ, đồ dùng đồ chơi được sắp xếp bố trí theo chủ điểm, lớp trang trí theo dạng mở có sự phối kết hợp giữa cô và trẻ, luôn chú ý đến môi trường xanh, sạch và đẹp trong phạm vi trong và ngoài lớp, tạo môi trường an toàn tuyệt đối cho trẻ phục vụ tốt công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Hệ thống nước sạch luôn đảm bảo để cung cấp cho bếp ăn và các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở lớp. Trang thiết bị đồ dùng được trang bị khá đầy đủ đảm bảo được yêu cầu chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ theo khoa học. Ngoài ra có các phòng chức năng khác như phòng truyền thống, phòng y tế, phòng âm nhạc, phòng thể chất, phòng Phó Hiệu trưởng, phòng hành chánh, nhà bếp được thiết kế gọn khá phù hợp và trang bị đầy đủ các điều kiện làm việc để phục vụ cho hoạt động chuyên môn; Ở mỗi khu vực có nhà tắm, bồn rửa tay, nhà vệ sinh sạch thoáng tiện sử dụng dành cho cán bộ giáo viên nhân viên. Có khu vực để xe riêng biệt dành cho cán bộ giáo viên nhân viên đơn vị.
Trong nhiều năm qua, nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền, Uỷ Ban Nhân Dân Thành phố Thủ Dầu Một, Đảng ủy – Uỷ Ban Nhân dân phường Phú Cường. Đặc biệt nhà trường được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng Giáo Dục và Đào tạo thành phố Thủ Dầu Một cùng với sự quan tâm kết hợp chặt chẽ của Ban đại diện Cha mẹ học Sinh, cùng sự nỗ lực cố gắng của các thế hệ giáo viên và học sinh, chất lượng giáo dục nhà trường liên tục đạt danh hiệu: “Tập thể lao động xuất sắc”, đạt chuẩn chất lượng cấp độ I và chuẩn Quốc gia mức độ I.
Đây là sự khẳng định về chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục của nhà trường trong những năm vừa qua, đồng thời cũng là tiền đề quan trọng để nhà trường xây dựng chiến lược phát triển với mục tiêu tiếp tục củng cố vững chắc đạt được các tiêu chuẩn trường đạt kiểm định chất lượng và chuẩn Quốc gia, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phấn đấu, đã và sẽ trở thành một địa chỉ tin cậy của các bậc phụ huynh cũng như nhân dân trên địa bàn, tiếp tục duy trì và nâng cao các tiêu chuẩn của trường chuẩn Quốc gia .
Cấp ủy đảng, Chính quyền địa phương luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát đến cấp học mầm non trong việc thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về công tác giáo dục. Các Ban ngành, đoàn thể phối hợp với nhà trường tốt trong công tác tuyên truyền vận động trẻ ra lớp và thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Trường mầm non măng Non đa số phụ huynh làm nhân viên nhà nước, tuy nhiên việc nhu cầu gửi trẻ bán trú ngày càng tăng. Phụ huynh phối hợp với nhà trường trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ, cụ thể:
+ Thực hiện đầy đủ các yêu cầu của nhà trường đề ra, phối hợp với nhà trường và giáo viên trong việc thực hiện chương trình Giáo dục mầm non. Tham gia phối hợp với trường, với lớp thông qua các ngày hội, ngày lễ, hội thi…
+ Phụ huynh nhiệt tình ủng hộ kinh phí, hiện vật để bổ sung thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”… tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH :
1. Đặc điểm tình hình:
1. Điểm mạnh:
* Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên:
- Tổng số cán bộ, giáo viên nhân viên: 38 . Trong đó: lãnh đạo: 03, giáo viên: 23, cấp dưỡng : 06 , bảo vệ: 02 , phục vụ:02, kế toán :01
- Trình độ chuyên môn giáo viên : 100% đạt chuẩn, trong đó có 19/23 trên chuẩn. Đạt tỉ lệ 82.61% %
- Công tác tổ chức quản lý của lãnh đạo trường: năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi, sát thực tế. Công tác tổ chức triển khai, kiểm tra đánh giá sâu sát. Được sự tin tưởng của cán bộ, giáo viên, nhân viên và cha mẹ học sinh trường.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên: Nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường, tất cả đều mong muốn nhà trường phát triển về chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
* Về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ:
- Nhà trường luôn làm tốt các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, có biện pháp phù hợp để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện như: tạo bầu không khí thân thiện, môi trường hoạt động lành mạnh đầy yêu thương, đảm bảo an toàn về tâm lý và tính mạng cho trẻ.
- Hằng năm hầu hết trẻ có sự phát triển về thể chất, nhận thức, thẩm mỹ, ngôn ngữ và phát triển tình cảm kỹ năng xã hội theo mục tiêu của Chương trình Giáo dục mầm non. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ luôn đạt kết quả tốt, trong những năm qua không có dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm xảy ra trong trường, 100% trẻ đến trường được đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần, 100% trẻ được đánh giá xếp loại khá, tốt về các mặt phát triển theo quy định của chương trình giáo dục mầm non do Bộ giáo dục ban hành.
* Về cơ sở vật chất:
- Tổng số có: Phòng học: 12 phòng, 1 phòng hành chính, 1 hội trường, 01 phòng phó hiệu trưởng, 1 phòng hiệu trưởng, 1 phòng y tế , 2 phòng chức năng , 1 nhà bếp, 1 kho.
- Cơ sở vật chất bước đầu đáp ứng được yêu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện tại, bàn ghế học sinh đạt chuẩn quy định, phòng học thoáng mát. Cảnh quan sư phạm khá tốt, có nhiều cây xanh bóng mát đảm bảo tốt cho hoạt động học và hoạt động vui chơi của trẻ.
* Thành tích:
- Từ năm học 2015-2016 đến năm học 2017-2018: Đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”.
- Năm học 2018-2019: Đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến-UBND Tỉnh tặng bằng khen”
b. Điểm yếu:
* Tổ chức quản lý của Hiệu trưởng:
- Hiệu trưởng và 01 phó hiệu trưởng mới được bổ nhiệm lần đầu vào tháng 12/2017 nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý. Điều kiện về nguồn lực chưa đảm bảo tốt cho tất cả hoạt động giáo dục của trường.
* Đội ngũ giáo viên, nhân viên:
- Một vài giáo viên do điều kiện tuổi tác nên việc tiếp cận đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế. Công tác chăm sóc giáo dục trẻ và tổ chức các hoạt động chưa linh hoạt sáng tạo
- Giáo viên trẻ mới ra trường thiếu kinh nghiệm trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ, việc kết hợp với gia đình trẻ còn hạn chế
* Chất lượng học sinh:
Chất lượng chăm sóc giáo dục đạt chỉ tiêu đề ra. 100% trẻ được khám sức khỏe 2 lần/năm. Công tác huy động trẻ trong độ tuổi từ 0 -5 tuổi đạt chỉ tiêu đề ra nhưng một số phụ huynh chưa quan tâm đến công tác chăm sóc giáo dục của trẻ.
* Cơ sở vật chất:
-Trường lớp được đưa vào sử dụng khá lâu nên các hạng mục bên trong thường xuyên hư hỏng , bếp ăn do thiết kế cũ nên chưa thông thoáng.
- Nhà trường có phòng bảo vệ nhưng diện tích hơi nhỏ, chưa có chổ dành riêng cho bảo vệ nghỉ ngơi, tuy nhiên nhà trường có bố trí cho bảo vệ nghỉ ngơi ban đên bên hông phòng truyền thống nhằm thậun lợi công tác trực gát.
2.Thời Cơ :
- Được sự quan tâm của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các đoàn thể địa phương.
- Nhà trường được cha mẹ học sinh và người dân tín nhiệm. Họ luôn quan tâm, hỗ trợ và tạo điều kiện để nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên được đào tạo đạt chuẩn 100% và trên chuẩn khá cao (19/23) có 02 GV đang học lớp hệ ĐHVHVL, hầu hết giáo viên nhiệt tình, có năng lực chuyên môn và phương pháp giảng dạy tốt.
- Số trẻ trên lớp đảm bảo đúng theo điều lệ trường mầm non, không vượt quá số trẻ theo định mức trên lớp.
3. Thách thức:
- Mâu thuẫn giữa yêu cầu ngày càng cao về chất lượng giáo dục với ý thức, động cơ học tập và sự quan tâm của cha mẹ trẻ, của xã hội trong thời kỳ hội nhập.
- Chất lượng giảng dạy của một vài giáo viên, nhân viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy, tính sáng tạo, chủ động của đội ngũ còn nhiều hạn chế.
- Nhận thức về công tác nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ trong một bộ phận CMHS còn thấp, thiếu tính phối hợp.
4. Xác định các vấn đề ưu tiên :
- Đẩy mạnh công tác thực hiện chương trình giáo dục mầm non theo sự chỉ đạo của cấp trên. Nhà trường đặc biệt chú trọng tổ chức chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục trẻ 5 tuổi, thực hiện tốt chương trình đổi mới ở các độ tuổi, 100% trẻ được học bán trú. Đồng thời chỉ đạo đổi mới toàn diện giảng dạy theo phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, phấn đấu đưa trường từng bước có chất lượng cao.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ có đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn để thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới. Đặc biệt là giáo dục trẻ theo phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và trong dạy học.
- Đổi mới công tác quản lý; thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục.
-Xây dựng văn hóa nhà trường, tạo dựng môi trường thân thiện.“Xanh, sạch, an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường”
III. SỨ MỆNH, TẦM NHÌN VÀ CÁC GIÁ TRỊ:
1. Sứ mạng:
- Tạo dựng được môi trường học tập thân thiện, có chất lượng giáo dục cao, để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển hết tài năng trí tuệ của mình.
- Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, môi trường "Học bằng chơi, chơi mà học" cho trẻ gắn với phong trào thi đua xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực"." Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai"; " Tất cả vì học sinh thân yêu"
2. Tầm nhìn:
Là một trong những trường trong Thành Phố Thủ Dầu Một có bề dày về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, đạt chuẩn xanh-sạch-đẹp-an toàn, nhiều năm liền được UBND Tỉnh công nhận tập thể Lao động xuất sắc; được chủ tịch nước tặng thưởng huân chương lao động hạng ba, đạt chuẩn chất lượng cấp độ I, chuẩn Quốc gia mức độ I. Đây là cơ sở thuận lợi để nhà trường có định hướng trong việc xây dựng nhà trường ngày càng phát triển.
Trong giai đoạn 2020 – 2025 trường duy trì ổn định về quy mô, chất lượng giáo dục; tiếp tục cải thiện môi trường giáo dục, nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ để năm 2021 được đánh giá và công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 3, chuẩn Quốc gia mức độ II.
3. Các giá trị cốt lõi:
- Tinh thần đoàn kết.
- Khát vọng vươn lên.
- Tính trung thực.
- Tinh thần trách nhiệm.
- Tính sáng tạo.
- Lòng tự trọng.
- Tình nhân ái.
- Sự hợp tác.
IV. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG:
1. Mục tiêu tổng quát:
- Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, là mô hình giáo dục tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của địa phương, đất nước và thời đại.
- Phấn đấu đến năm 2025, trường Mầm non măng Non nằm trong nhóm những trường mầm non có chất lượng cao của Thành Phố Thủ Dầu Một.
- Mục tiêu ngắn hạn: Đến đầu năm 2021 trường tái kiểm định chất lượng cấp độ 3 - đạt chuẩn quốc gia mức 2
- Mục tiêu trung hạn: Đến năm 2022 trường phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục; giữ vững thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
- Mục tiêu dài hạn: Đến năm 2025 trường phấn đấu đạt các mục tiêu sau: Chất lượng giáo dục được khẳng định; nâng cao thương hiệu nhà trường; chất lượng giáo dục nhà trường trong nhóm trường Mầm non của thành phố Thủ Dầu Một và tỉnh; Giữ vững đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3 và chuẩn quốc gia mức 2.
2. Mục tiêu cụ thể;
1.2 Quy mô phát triển nhóm, lớp:
Năm học |
TS lớp |
TSHS |
Khối nhà trẻ |
Khối mầm |
Khối chồi |
Khối lá |
2020-2021 |
11 |
320 |
20 |
75 |
120 |
105 |
2021-2022 |
12 |
380 |
20 |
100 |
120 |
140 |
2022-2023 |
12 |
380 |
20 |
100 |
120 |
140 |
2023-2024 |
12 |
380 |
20 |
100 |
120 |
140 |
2024-2025 |
12 |
380 |
20 |
100 |
120 |
140 |
2025-2026 |
12 |
380 |
20 |
100 |
120 |
140 |
2026-2027 |
12 |
380 |
20 |
100 |
120 |
140 |
2027-2028 |
12 |
380 |
20 |
100 |
120 |
140 |
2028-2029 |
12 |
380 |
20 |
100 |
120 |
140 |
2029-2030 |
12 |
380 |
20 |
100 |
120 |
140 |
- Kế hoạch huy động: Nhà trường kết hợp với các ban ngành đoàn thể, hội khuyến học, hội vì sự tiến bộ phụ nữ, ban đại diện CMHS, UBND phường, GV phụ trách công tác phổ cập nắm trữ lượng HS trên địa bàn huy động các em ra lớp lá đạt 100%.
2.2.Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ:
Năm học |
TS
HS |
Chăm sóc- GD:
|
Cân đo sức khỏe |
Huy động trẻ 5 tuổi ra lớp |
Chuyên cần
|
Tỷ lệ % |
Bé ngoan |
Tỷ lệ
% |
TS |
Tỷ lệ
% |
TS |
Tỷ lệ
% |
2020-2021 |
320 |
310/320 |
96.88 |
300/320 |
93.75 |
320 |
100 |
105 |
100 |
2021-2022 |
380 |
365/380 |
96.05 |
360/380 |
94.74 |
380 |
100 |
140 |
100 |
2022-2023 |
380 |
370/380 |
97.37 |
365/380 |
96.05 |
380 |
100 |
140 |
100 |
2023-2024 |
380 |
375/380 |
98,68 |
365/380 |
96.05 |
380 |
100 |
140 |
100 |
2024-2025 |
380 |
375/380 |
98,68 |
365/380 |
96.05 |
380 |
100 |
140 |
100 |
2025-2026 |
380 |
375/380 |
98,68 |
365/380 |
96.05 |
380 |
100 |
140 |
100 |
2026-2027 |
380 |
375/380 |
98,68 |
365/380 |
96.05 |
380 |
100 |
140 |
100 |
2027-2028 |
380 |
375/380 |
98,68 |
365/380 |
96.05 |
380 |
100 |
140 |
100 |
2028-2029 |
380 |
375/380 |
98,68 |
365/380 |
96.05 |
380 |
100 |
140 |
100 |
2029-2030 |
380 |
375/380 |
98,68 |
365/380 |
96.05 |
380 |
100 |
140 |
100 |
3.2. Chất lượng đội ngủ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên:
- Năng lực cán bộ quản lý kể cả dự nguồn phải đạt trình độ theo quy định: ĐHSP, chứng nhận lớp CBQL giáo dục, CCA tin học, B ngoại ngữ. Đối với giáo viên và nhân viên phải đạt trình độ trên chuẩn, cuối năm được đánh giá khá tốt trên 80%.
- Chỉ tiêu 100% CBGV- NV có chứng chỉ A tin học trong đó có ít nhất 50% có chứng chỉ B về tin học; Tin học nâng cao: 50% trở lên. 100% CBGV- NV có chứng chỉ B ngoại ngữ.
- 100% giáo viên sử dụng thành thạo máy tính và các phần mềm ứng dụng trong quá trình giảng dạy. Có trên 20% tiết dạy trong năm có sử dụng công nghệ thông tin.
- Chỉ tiêu về giáo viên - nhân viên
Năm học |
Hiệu trưởng |
Phó hiệu trưởng |
Giáo viên |
Nhân viên |
Ghi chú |
2020-2021 |
1 |
2 |
22 |
12 |
|
2021-2022 |
1 |
2 |
26 |
14 |
|
2022-2023 |
1 |
2 |
26 |
14 |
|
2023-2024 |
1 |
2 |
26 |
14 |
|
2024-2025 |
1 |
2 |
26 |
14 |
|
2025-2026 |
1 |
2 |
26 |
14 |
|
2026-2027 |
1 |
2 |
26 |
14 |
|
2027-2028 |
1 |
2 |
26 |
14 |
|
2028-2029 |
1 |
2 |
26 |
14 |
|
2029-2030 |
1 |
2 |
26 |
14 |
|
4.2. Cơ sở vật chất:
- Phòng học, phòng làm việc, trang thiết bị phục vụ dạy học và quản lý đạt chuẩn.
- Xây dựng môi trường sư phạm đảm bảo các tiêu chí “Sáng- Xanh- Sạch- Đẹp- An toàn”.
5.2. Chỉ tiêu thi đua:
- Chi bộ: Từ năm 2020 đến năm 2025 chi bộ luôn đạt hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên. Phấn đấu tiếp đến năm 2030 đạt danh hiệu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được đảng bộ phường khen tặng.
- Trường: Từ năm 2020 đến năm 2025 đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc trở lên
- Các tổ chức trong nhà trường: Công đoàn, đoàn thanh niên đạt danh hiệu vững mạnh.
6.2. Các chỉ tiêu khác:
- Trường chuẩn quốc gia: Phấn đấu đến năm học 2020-2021 đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Đến năm học 2023- 2024 giữ vững danh hiệu trường chuẩn quốc gia.
- Kiểm định chất lượng giáo dục: Năm học 2020- 2021 đạt cấp độ 3 về KĐCLGD.
- Dự nguồn: Từ năm học 2020- 2021 đến năm học 2025- 2030 quy hoạch dự nguồn 01 hiệu trưởng và 02 phó hiệu trưởng. Đến năm 2030: quy hoạch dự nguồn 02 hiệu trưởng và 02 phó hiệu trưởng.
3.Phương châm hành động:
Chủ đề: “Cô là bầu trời, các cháu là ngôi sao nhỏ”; “ Đổi mới thực chất, hiệu quả nâng cao”
V.CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC:
1. Chương trình hành động:
1.1. Xây dựng chiến lược phát triển của nhà trường phù hợp với mục tiêu giáo dục mầm non dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục của bộ:
- Tuyên truyền trong cán bộ, giáo viên, nhân viên về nội dung kế hoạch chiến lược trên các phương tiên thông tin, niêm yết tại văn phòng trường, lấy ý kiến thống nhất về nhận thức và hành động của tất cả các thành viên của hội đồng trường theo các nội dung của kế hoạch chiến lược. Phát huy truyền thống đoàn kết, nhất trí của toàn trường để quyết tâm thực hiện các mục tiêu kế hoạch chiến lược.
- Xây dựng văn hóa nhà trường hướng tới các giá trị cốt lõi đã nêu trong kế hoạch.
- Tăng cường gắn kết có hiệu quả giữa nhà trường với các cơ quan, đoàn thể, các mạnh thường quân và công đồng dân cư địa phương.
1.2.Tổ chức và quản lý nhà trường:
- Tổ chức quản lý hành chính trong nhà trường đảm bảo thực hiện đúng qui chế hành chính Nhà nước và Điều lệ trường mầm non do Bộ GD&ĐT ban hành. Mạng lưới tổ chức nhà trường đầy đủ, đồng bộ ( Hội đồng trường, hội đồng thi đua khen thưởng và các tổ chuyên môn) thực hiện có hiệu quả cao từ Hiệu trưởng, P.Hiệu trưởng đến tổ chuyên môn, toàn bộ thành viên trong Hội đồng sư phạm nhà trường và các đoàn thể theo dõi, kiểm tra, xử lý các sự việc nhân sự nhằm đảm bảo các hoạt động đi vào nền nếp, thực hiện ngày giờ công, sinh hoạt, chuyên môn, hội họp sinh hoạt đoàn thể… theo qui định của Nhà nước, của Ngành, của trường đề ra.
- Thực hiện phân cấp quản lý theo hướng tăng cường chủ động cho các tổ chuyên môn trong trường
1.3.Xây dựng và phát triển đội ngủ:
- Đẩy mạnh công tác quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, có chất lượng cao, bảo đảm đủ các chuẩn về chính trị và chuyên môn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Tổ chức đánh giá, xếp loại cán bộ quản lý, giáo viên theo các chuẩn đã được ban hành.
-Thường xuyên kiểm tra công tác bồi dưỡng thường xuyên, nâng cao năng lực tin học và ngoại ngữ của cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường.
- Nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động cho từng năm học, từng học kỳ, từng tháng, từng tuần; có biện pháp tổ chức thực hiện kế hoạch đúng tiến độ.
- Đổi mới công tác quản lý giáo dục trong nhà trường: Thực hiện công bằng, dân chủ, công khai trong quá trình quản lý; thực hiện phân cấp trong quản lý nhà trường và quản lý chuyên môn; thực hiện công tác quản lý một cách sáng tạo, phát huy được khả năng của giáo viên, nhân viên trong việc xây dựng và phát triển nhà trường; sử dụng các phương tiện thiết bị công nghệ thông tin trong quản lý hành chính và công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
- Quản lý các tổ chức đoàn thể và hội đồng nhà trường; phát huy tốt vai trò và tổ chức hoạt động có hiệu quả.
- Đảm bảo 100% GV trên chuẩn về trình độ đào tạo. Yêu cầu giáo viên phải thể hiện được sự sáng tạo, sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp trong dạy học và giáo dục trẻ.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có phẩm chất đạo đức, chính trị tốt, đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Phấn đấu “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” để trẻ noi theo.
- Tạo môi trường làm việc thân thiện, năng động, đề cao tinh thần hợp tác và chia sẻ với những điều kiện làm việc tốt nhất để mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên đều tự hào, mong muốn được cống hiến và gắn kết với nhà trường
1.4.Thực hiện chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục :
- Nâng cao chất lượng công tác nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ một cách có hiệu quả, đặc biệt là chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Đổi mới phương pháp giáo dục theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Tăng cường đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, trãi nghiệm và sáng tạo theo phương châm “Học bằng chơi, chơi mà học”phù hợp với độ tuổi trẻ.tích cực xây dựng môi trường giao tiếp, môi trường chữ viết trong và ngoài lớp học tạo điều kiện cho trẻ phát triển ngôn ngữ mọi lúc, mọi nơi, phát triển kỹ năng giao tiếp, đặc biệt là tự tin, sử dụng ngôn ngữ mạch lạc, biểu cảm.
- Định kỳ rà soát, đổi mới, kiểm định chất lượng chương trình giáo dục, nội dung và phương pháp dạy học theo xu hướng linh hoạt, hiện đại phù hợp với đổi mới giáo dục.
- Thực hiện tốt việc tự đánh giá chất lượng giáo dục.
1.5 Tài chính và cơ sở vật chất:
- Tham mưu với các cấp lãnh đạo tu sửa cơ sở vật chất hàng năm
- Đầu tư khai thác các vị trí thuận lợi trong sân trường để tạo ra các góc chơi để trẻ thỏa sức khám phá, sáng tạo
- Bổ sung, sửa chữa các máy vi tính, nâng cấp để đảm bảo cho việc ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng mạng lưới thông tin quản lý giữa giáo viên, các tổ trưởng chuyên môn với hiệu trưởng liên thông thông qua hệ thống kết nối Internet.
- Xây dựng kế hoạch phát triển hàng năm cho tổ chuyên môn và nhà trường.
- Xây dựng cơ chế tài chính , công khai minh bạch các nguồn thu chi.
- Tranh thủ sự hỗ trợ tài chính từ các tổ chức, cá nhân khác.
1.6 Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục:
-Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy. Góp phần nâng cao chất lượng quản lý và các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Thực hiện đăng tải thông tin các hoạt động của nhà trường thường xuyên lên Webside của nhà trường với nội dung phong phú, duy trì tốt việc mở rộng kết nối Internet tới các nhóm, lớp và các bậc phụ huynh toàn trường. Đổi mới công tác quản lý hành chính, thực hiện tốt việc ứng dụng CNTT trong quản lý và chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Đảm bảo Camera luôn hoạt động tốt để Ban giám hiệu có thể kiểm tra, quan sát được các hoạt động trong ngày của trẻ.
- Tạo điều kiện cho giáo viên đi học nâng cao trình độ tin học, hướng dẫn cán bộ, giáo viên khai thác tài nguyên trên mạng ứng dụng vào công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
- Phát huy hiệu quả trang thiết bị điện tử, nhân rộng việc sử dụng hợp lý các phần mềm hỗ trợ quản lý, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ: Phần mềm Kidsmart, Nutrikids,... Sử dụng hợp lý các phần mềm xây dựng bài giảng tương tác điện tử.
1.7 Quan hệ gia đình nhà trường và xã hội :
- Tham mưu, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy Đảng,chính quyền địa phương về công tác phát triển đảng viên trong nhà trường; thành lập Ban chỉ đạo PCGDMNTNT nhằm huy động tốt trẻ trong độ tuổi ra lớp; thực hiện công tác phòng, chống thiên tai, phòng cháy chữa cháy...
- Phối hợp Công an Phường, Ủy Ban nhân dân Phường Phú Cường giữ gìn an ninh trật tự trong trường; trạm y tế về phòng dịch để chăm sóc sức khỏe, phòng chống các dịch bệnh.
- Phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong việc tổ chức các phong trào thi đua. và bảo vệ lợi ích chính đáng của các thành viên trong trường. Tham gia các buổi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ của ngành và địa phương tổ chức; giao lưu trò chơi trong những dịp lễ, hội, tết…
- Tăng cường phổ biến kiến thức về CS-GD-ND trẻ theo khoa học trong các bậc cha mẹ và cộng đồng. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành đoàn thể, các ngành chức năng trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện các thông tin, truyền thông về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của ngành GD về đổi mới và phát triển GDMN, làm thay đổi nhận thức của xã hội với bậc học mầm non.
- Huy động tối đa các nguồn lực trong xã hội cùng chăm lo phát triển GDMN; hỗ trợ và chung tay tạo cảnh quan mội trường xanh-sạch-đẹp trong trường mầm non; đồng thời phối hợp tốt trong công tác CS-GD trẻ.
2. Giải pháp chiến lược:
2.1.Thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục:
- Tăng cường các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn hoạt động chăm sóc sức khỏe và nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
- Xây dựng và thực hiện nghiêm túc kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ mầm non, kế hoạch phòng chống trẻ suy dinh dưỡng và thừa cân-béo phì. Phối hợp với y tế phường, các ban ngành đoàn thể trong công tác chăm sóc sức khỏe và nuôi dưỡng trẻ.
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá trẻ phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng trẻ. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, có kỹ năng sống, tích cực tham gia các hoạt động giáo dục, ham thích học tập, yêu quý cô giáo, ham thích đến trường...
- Chỉ đạo giáo viên thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo chương trình giáo dục mầm non phù hợp với điều kiện cụ thể của các nhóm, lớp. Thực hiện tốt chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, tạo nhiều cơ hội cho trẻ được tự tìm tòi, trải nghiệm và khám phá.
- Thường xuyên tổ chức tốt các ngày hội ngày lễ, tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các buổi tham quan dã ngoại, các hoạt động tập thể cho trẻ được vui chơi, trải nghiệm, hoạt động tập thể.
- Phát triển các hoạt động giao lưu, rèn luyện của học sinh và giáo viên nhằm nâng cao kĩ năng sống và văn hóa nghề nghiệp.
2.2.Xây dựng qui chế và nề nếp hoạt động:
- Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, lưu trữ và sử dụng hồ sơ sổ sách trong nhà trường, đảm bảo tinh gọn và hiệu quả. Thực hiện việc đánh giá đội ngũ theo chuẩn và theo Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 9/6/ 2015 của Chính phủ về phân loại, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo đúng thực chất.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và chăm sóc, giáo trẻ.
- Tổ chức thực hiện nghiêm túc các qui định về quản lý tài chính, qui chế dân chủ trong nhà trường, về công khai các khoản thu theo quyết định của các cấp có thẩm quyền, nội dung, hình thức công khai theo Thông tư số 36/2017/TT-BGD-ĐT ngày 28/12/2017của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân; Thông tư số 61/2017TT-BTC ngày 15/6/2017 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện công khai ngân sách đối với các đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được ngân sách Nhà nước hỗ trợ
- Thực hiện phân cấp quản lý theo hướng tăng cường chủ động cho các tổ chuyên môn trong trường
- Xây dựng cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính và quy chế chi tiêu nội bộ theo hướng phát huy nội lực, khuyến khích phát triển cá nhân và tăng cường hợp tác với bên ngoài.
- Hoàn thiện hệ thống các quy định, quy chế về mọi hoạt động trong nhà trường mang tính đặc thù của trường đảm bảo sự thống nhất.
- Tạo điều kiện cho đảng viên phát huy cao nhất năng lực cá nhân, giúp họ phát triển toàn diện. Lấy hiệu quả công tác và phẩm chất đạo đức để làm thước đo từng đảng viên. Mỗi đảng viên không chỉ giỏi chuyên môn mà phải có phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh.
- Đối với Đảng viên không chỉ gương mẫu ở trường mà còn phải gương mẫu ở ngay khu dân cư mình sinh sống, vì vậy các đảng viên được quần chúng tin yêu giúp đỡ. Hàng năm, qua xếp loại đảng viên, có 100% đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
- Số đảng viên năm học: 2019- 2020: 13 đảng viên, phấn đấu đến năm 2022: 14 đảng viên, đến năm 2025: 17 đảng viên và phấn đấu đến năm 2030: 22 đảng viên.
2.3. Bồi dưỡng chất lượng đội ngũ:
- Kiện toàn cơ cấu tổ chức, phân công bố trí lao động hợp lý, phát huy năng lực, sở trường của từng cán bộ, giáo viên, nhân viên phù hợp với yêu cầu giảng dạy.
-Thực hiện phân cấp quản lý theo hướng tăng cường chủ động cho các tổ chuyên môn trong trường.
2.4.Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục:
-Tăng cường kiểm tra các hoạt động chuyên môn trong nhà trường. Đẩy mạnh hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, nâng cao hiệu quả quản lý và công khai, minh bạch hoạt động giáo dục của nhà trường.
-Tiếp tục triển khai các chuyên đề về đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm”, kiểm tra đánh giá nhằm khắc phục những hạn chế sớm tạo ra được sự chuyển biến cụ thể về chất lượng giáo dục, của nhà trường; Nâng cao chất lượng các hoạt động khám phá, trải nghiệm, ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức các hoạt động giáo dục.
-Trang bị đầy đủ thiết bị đồ dùng, đồ chơi theo Thông tư 02. Bổ sung đàn, máy tính, phần mềm trò chơi…tạo điều kiện cho cô và trẻ tổ chức tốt các hoạt động giáo dục.
2.5.Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất:
- Sửa chữa cơ sở vật chất , thay toàn bộ gạch nền bên trong các phòng học, chống thấm trần nhà ở tất cả các phòng học.
2.6.Lập dự toán kế hoạch- tài chính:
- Xây dựng kế hoạch phương án tài chính, dự toán ngân sách cần chi trong các hoạt động của trường hợp lý.
- Nghiêm chỉnh chấp hành quy định của Nhà nước; huy động và sử dụng các nguồn đảm bảo minh bạch và công khai.
- Đổi mới tư duy tài chính, cơ sở vật chất; tăng cường hiệu quả công tác quản lý tài chính, quản lý tốt nguồn thu, chủ động quản lý kế hoạch tài chính.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ về tài chính, hạch toán minh bạch các nguồn thu, chi để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tài chính; đảm bảo hồ sơ chứng từ thu, chi đầy đủ, đúng nội dung, đảm bảo nguyên tắc tài chính, lập quyết toán minh bạch, công khai.
2.7. Chương trình truyền thông, phát triển và quãng bá thương hiệu :
- Xây dựng thương hiệu và tín nhiệm của xã hội đối với nhà trường. Xác lập tín nhiệm thương hiệu đối với từng cán bộ, giáo viên, nhân viên.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, phát huy truyền thống nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của nhà trường.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Phổ biến kế hoạch chiến lược:
- Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trường, cơ quan chủ quản, cha mẹ học sinh, học sinh và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến nhà trường.
- Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn, sát với tình hình thực tế nhà trường và giai đoạn phát triển của xã hội.
2. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược:
- Giai đoạn 1: Từ năm 2020- 2021: Triển khai kế hoạch chiến lược đến toàn thể cán bộ, giáo viên, CNV, báo cáo lên các cơ quan quản lý xin ý kiến chỉ đạo;
- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, thu thập ý kiến đóng góp, bổ sung cho kế hoạch;
- Trường phấn đấu tái kiểm định chất lượng giáo dục từ cấp độ 1 lên cấp độ 3 và tái chuẩn quốc gia từ mức độ 1 lên mức độ 2.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết các nội dung:
- Cơ sở vật chất: Sửa chữa bổ sung, xây dựng thêm khu chơi đồ chơi sáng tạo ở khu vực
* Nâng cao trình độ đào tạo:
- Trên chuẩn: GV: 100 %;
- CBQL:ĐH : 02/03 . TL: 75% ; CĐ: 01/02. TL: 25%
- Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp: 75% (2/3) cán bộ quản lý.
- 100% GV được xếp loại Khá chuẩn nghề nghiệp GV mầm non trở lên.
- 100% CBQL được đánh giá xếp loại đạt từ Khá trở lên..
- 100% CB-GV-NV được đánh giá xếp loại viên chức cuối năm từ hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
- Công tác huy động trẻ 5 tuổi: Phấn đấu duy trì và huy động đạt chỉ tiêu 100% trẻ 5 tuổi ra lớp và hoàn thành CTGDMNTNT.Trẻ từ 3-5 tuổi đạt từ 80% trở lên. Nhà trẻ đạt 15%
- Công tác tuyển sinh: Đạt tỷ lệ theo số liệu đã duyệt biên chế cho năm học
* Chi bộ Đảng+ đoàn thể: Phấn đấu kết nạp ít nhất 01 Đảng viên/năm. Công đoàn hàng năm phấn đấu đạt công đoàn vững mạnh xuất sắc .
* GV giỏi: Cấp trường 50%, Thành phố 40%, Tỉnh: 10%
* Tham gia và thực hiện các phong trào, các cuộc vận động: CB-GV-NV và học sinh Phấn đấu tham gia 100% các phong trào do các cấp tổ chức.
- 100% CB-GV-NV thực hiện tốt các phong trào, các cuộc vận động: ATGT, ANTT, PCCN, VSATTP, VSMT,... THTT-HSTC, Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo, Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh,...
* Chất lượng chăm sóc – nuôi dưỡng:
+ 100% GV và HS thực hiện CTGDMN
+ Bé ngoan đạt: 97,0 % , chuyên cần đạt 90 % trở lên riêng khối lá đạt 95 % trở lên
+ Sức khỏe bình thường: 95 % trở lên ; SDD Nhẹ và Thấp còi dưới 2%.
+ 90-95% trẻ phát triển toàn diện.
+100% GV và HS Khối Lá hoàn thành CTGDMN.
+100% được đảm bảo an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích và được chăm sóc sức khỏe theo thông tư liên tịch số 13/2016-TTLT-BYT-BGDĐT.
* Thi đua: Chính quyền: Tập thể lao động xuất sắc.
+ Chi bộ: Hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên . 100% Đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên. Hàng năm có 01 Đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
+ Công đoàn + Chi đoàn: Vững mạnh
+100% CB-GV-NV đạt LĐTT. Trong đó: có 15% đạt CSTĐCS.
- Giai đoạn 2: Từ năm 2021- 2025: Nâng cao chất lượng giáo dục, tái kiểm định cấp độ 3 và tái chuẩn mức 2
* Cơ sở vật chất: sơn lại toàn bộ tường, chống thấm các phòng học, bọ phận, sửa chữa cống thoát nước
- Trên chuẩn: GV: 100 %;
- CBQL:ĐH :03 100%
- Trình độ lý luận chính trị: 100% cán bộ quản lý.
- 100% GV được xếp loại Khá chuẩn nghề nghiệp GV mầm non trở lên.
- 100% CBQL được đánh giá xếp loại đạt từ Khá trở lên..
- 100% CB-GV-NV được đánh giá xếp loại viên chức cuối năm từ hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
- Công tác huy động trẻ 5 tuổi: Phấn đấu duy trì và huy động đạt chỉ tiêu 100% trẻ 5 tuổi ra lớp và hoàn thành CTGDMNTNT.Trẻ từ 3-5 tuổi đạt từ 80% trở lên. Nhà trẻ đạt 15%
- Công tác tuyển sinh: Đạt tỷ lệ theo số liệu đã duyệt biên chế cho năm học
* Chi bộ Đảng+ đoàn thể: Phấn đấu kết nạp 01 Đảng viên/năm. Công đoàn hàng năm phấn đấu đạt công đoàn vững mạnh xuất sắc .
* GV giỏi: Cấp trường 50%, Thành phố 40%, Tỉnh: 10%
* Tham gia và thực hiện các phong trào, các cuộc vận động: CB-GV-NV và học sinh Phấn đấu tham gia 100% các phong trào do các cấp tổ chức.
- 100% CB-GV-NV thực hiện tốt các phong trào, các cuộc vận động: ATGT, ANTT, PCCN, VSATTP, VSMT,... THTT-HSTC, Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo, Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh,...
* Chất lượng chăm sóc – nuôi dưỡng:
+ 100% GV và HS thực hiện CTGDMN
+ Bé ngoan đạt: 97,0 % , chuyên cần đạt 90 % trở lên riêng khối lá đạt 95 % trở lên
+ Sức khỏe bình thường: 95 % trở lên ; SDD Nhẹ và Thấp còi dưới 2%.
+ 90-95% trẻ phát triển toàn diện.
+100% GV và HS Khối Lá hoàn thành CTGDMN.
+100% được đảm bảo an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích và được chăm sóc sức khỏe theo thông tư liên tịch số 13/2016-TTLT-BYT-BGDĐT.
* Thi đua: Chính quyền: Tập thể lao động xuất sắc.
+ Chi bộ: Hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên . 100% Đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên. Hàng năm có 01 Đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
+ Công đoàn + Chi đoàn: Vững mạnh
+100% CB-GV-NV đạt LĐTT. Trong đó: có 15% đạt CSTĐCS.
- Giai đoạn 3: Từ năm 2025- 2030: Giữ vũng danh hiệu trường chuẩn quốc gia, kiểm định chất lượng giáo dục mức độ 3.
* Cơ sở vật chất: nâng cấp toàn bộ các khối phòng học, phòng chức năng đảm bảo công tác dạy và học. Mua sắm trang thiết bị theo thông tư 02/BDG-ĐT bổ sung cho các lớp.
- Trên chuẩn: GV: 100 %;
- CBQL:ĐH :03 100%
- Trình độ lý luận chính trị: 100% cán bộ quản lý.
- 100% GV được xếp loại Khá chuẩn nghề nghiệp GV mầm non trở lên.
- 100% CBQL được đánh giá xếp loại đạt từ Khá trở lên..
- 100% CB-GV-NV được đánh giá xếp loại viên chức cuối năm từ hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
- Công tác huy động trẻ 5 tuổi: Phấn đấu duy trì và huy động đạt chỉ tiêu 100% trẻ 5 tuổi ra lớp và hoàn thành CTGDMNTNT.Trẻ từ 3-5 tuổi đạt từ 80% trở lên. Nhà trẻ đạt 15%
- Công tác tuyển sinh: Đạt tỷ lệ theo số liệu đã duyệt biên chế cho năm học
* Chi bộ Đảng+ đoàn thể: Phấn đấu kết nạp 01 Đảng viên/năm. Công đoàn hàng năm phấn đấu đạt công đoàn vững mạnh xuất sắc .
* GV giỏi: Cấp trường 50%, Thành phố 40%, Tỉnh: 10%
* Tham gia và thực hiện các phong trào, các cuộc vận động: CB-GV-NV và học sinh Phấn đấu tham gia 100% các phong trào do các cấp tổ chức.
- 100% CB-GV-NV thực hiện tốt các phong trào, các cuộc vận động: ATGT, ANTT, PCCN, VSATTP, VSMT,... THTT-HSTC, Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo, Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh,...
* Chất lượng chăm sóc – nuôi dưỡng:
+ 100% GV và HS thực hiện CTGDMN theo qui định của bộ GDĐT qui định.
+ Bé ngoan đạt: 97,0 % , chuyên cần đạt 90 % trở lên riêng khối lá đạt 95 % trở lên
+ Sức khỏe bình thường: 97 % trở lên ; SDD Nhẹ và Thấp còi dưới 2%.
+ 90-95% trẻ phát triển toàn diện.
+100% GV và HS Khối Lá hoàn thành CTGDMN.
+100% được đảm bảo an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích và được chăm sóc sức khỏe theo thông tư liên tịch số 13/2016-TTLT-BYT-BGDĐT.
* Thi đua: Chính quyền: Tập thể lao động xuất sắc.
+ Chi bộ: Hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên . 100% Đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên. Hàng năm có 01 Đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
+ Công đoàn + Chi đoàn: Vững mạnh
+100% CB-GV-NV đạt LĐTT. Trong đó: có 15% đạt CSTĐCS.
3. Trách nhiệm của các bộ phận có liên quan:
3.1. Trách nhiệm của hiệu trưởng:
- Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược đến từng cán bộ, giáo viên, nhân viên trường. Thành lập ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học. Cụ thể:
- Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt lộ trình cụ thể thực hiện kế hoạch chiến lược chung cho toàn trường.
- Tổ chức đánh giá thực hiện kế hoạch hành động hàng năm của toàn trường và thực hiện kế hoạch chiến lược của toàn trường theo từng giai đoạn phát triển.
3.2. Trách nhiệm của phó hiệu trưởng:
- Thực hiện nhiệm vụ được phân công, giúp hiệu trưởng tổ chức triển khai và chịu trách nhiệm từng phần công việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục.
3.3. Trách nhiệm của tổ trưởng chuyên môn:
- Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ chuyên môn; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
- Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể theo từng năm, trong đó mỗi hoạt động có nêu rõ mục tiêu cần đạt, kết quả, hiệu quả, tác động, thời gian thực hiện, các nguồn lực thực hiện, người thực hiện.
- Tổ chức và phân công thực hiện hợp lý cho các bộ phận, cá nhân phù hợp với trách nhiệm, quyền hạn và nguồn lực.
- Chủ động xây dựng các dự án phát triển của tổ chuyên môn, các tổ chức trong nhà trường.
3.4. Trách nhiệm của giáo viên, nhân viên:
- Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
3.5. Trách nhiệm của cha mẹ học sinh:
- phối hợp cùng với nhà trường, tuyên truyền vận động các bậc cha mẹ học sinh thực hiện một số mục tiêu của kế hoạch chiến lược.
- Tăng cường giáo dục gia đình, vận động cha mẹ học sinh quan tâm đúng mức đối với con em, tránh việc “khoán trắng” cho nhà trường.
3.6. Trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể trong trường:
- Hàng năm xây dựng chương trình hành động thực hiện các nội dung có liên quan trong vấn đề thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường.
- Tuyên truyền, vận động mọi thành viên của tổ chức mình, thực hiện tốt các nội dung và giải pháp, tham mưu với nhà trường điều chỉnh, bổ sung những nội dung phù hợp để có thể thực hiện tốt kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường.
VI. KIẾN NGHỊ:
1. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành Phố Thủ Dầu Một:
- Phê duyệt kế hoạch chiến lược và tạo điều kiện để nhà trường thực hiện tốt các nội dung theo đúng kế hoạch hoạt động nhà trường, phù hợp với chiến lược phát triển.
- Hỗ trợ, hướng dẫn về cơ chế chính sách, tài chính và nhân lực để thực hiện các mục tiêu của kế hoạch chiến lược.
2. Đối với chính quyền địa phương:
- Phối hợp cùng với nhà trường thực hiện tốt kế hoạch chiến lược và hoạt động giáo dục.
Nơi nhận:
- PGD-ĐT;
- Lưu: VT. |
HIỆU TRƯỞNG
|
PHÊ DUYỆT CỦA PHÒNG GIÁO DỤC
……………………………………………………..
………………………………………………………
……………………………………………………..
………………………………………………………